Thần Lương Hằng Ngày

Tuần XXII Thường Niên

Nếu PVLC Chúa Nhật Tuần XXI Thường Niên Năm A về một Vị "Thiên Chúa liều lĩnh tin tưởng con người",

image.png

thì về phía con người, PVLC cho Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm A kêu gọi thành phần môn đệ Chúa Kitô cần phải "liều mạng... canh tân".

image.png

Ở chỗ "bỏ mình đi" (Bài Phúc Âm), tức bỏ ý riêng là hiện thực của bản thân mình đi, là sự sống của tâm linh con người.
Bằng cách "canh tân lòng trí" (Bài Đọc 2), nghĩa là chỉ nghĩ tưởng và chọn lựa theo ý muốn tối cao siêu việt của Thiên Chúa.
Như trường hợp của Tiên tri Jeremia (Bài Đọc 1), vị ngôn sứ đã coi "ân tình của Chúa đáng quí hơn mạng sống" của ngài (Đáp Ca).

Vậy, theo chiều hướng Vượt Qua của Chúa Kitô và với Chúa Kitô, 
cùng với các thánh nhân trong tuần đã sống thánh chứng nhân Vượt Qua nơi Hành trình Đức tin của các vị vào thời đại của các vị,
chúng ta tiếp tục chiêm niệm và cảm nghiệm PVLC được Giáo Hội soạn dọn cho Tuần XXII Thường Niên ở những đường links dưới đây: 

bé tĩnh

Tuần XXII Thường Niên

MTN.CNXXII-A.mp3 / https://youtube.com/live/PaAH3Gcg91E

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTin.CNXXII.mp3

 ThanhGregorioCa.mp3 / https://youtu.be/Ngol0h4W7O4 (3/9 - Chúa Nhật)

TN.XXIIL-2.mp3

TN.XXIIL-3.mp3 (2018) / MTN.XXII-3.mp3 (2021)

MeThanhTeresaCalcutta.mp3 / https://youtu.be/eODWk7mQJ7U (5/9 - Thứ Ba)

MeThanhTeresaCalcutta-TuongNiem25NamQuaDoi.mp3 / https://youtu.be/hjCkBmrbqaA

TN.XXIIL-4.mp3

TN.XXII-5.mp3 

LeSinhNhatDucMe.mp3 / LeSinhNhatDucMeMaria.mp3 / https://youtu.be/GuYi2j0limE (8/9 - Thứ Sáu)

TN.XXIIL-7.mp3 

 ThanhPheroClaver.mp3 / https://youtu.be/GjzHYjXZ4ZE (9/9 - Thứ Bảy)

 


Suy nghiệm Lời Chúa 

"Thể xác con mong đợi Chúa con" đây nghĩa là gì?

Làm sao "thể xác" hữu hình lại có thể "mong đợi Chúa" là Thần Linh? 

Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm A hôm nay bao gồm 2 đoạn. Đoạn trên được trích lại nguyên văn phần hai của bài Phúc Âm Chúa Nhật XXI tuần trước. Sở dĩ Giáo Hội cần phải lấy lại đoạn Phúc Âm này của Chúa Nhật tuần trước cho bài Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này là vì đoạn Phúc Âm này bất khả phân ly với đoạn thứ hai của bài Phúc Âm hôm nay. Như thể Giáo Hội ngầm nói rằng "chình vì thế nên": Chính vì "Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại", thếnên "ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy". 

Nếu tôi tớ không hơn chủ và môn đệ không hơn thày (xem Mathêu 10:24; Gioan 13: 16,15:20) thì những ai theo Chúa Kitô là môn đệ của Người không còn con đường nào khác để đi ngoài chính con đường hẹp, con đường chính Người đã mở đường: "Tuy thân phận là Thiên Chúa, Người vẫn không tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đã tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đòi... đã vâng lời cho đến chết, cho dù chết trên thập tự giá" (Philiphe 2:6-8). 

Nếu Chúa Kitô không có gì là xấu mà cần phải bỏ đi thì thành phần tôi tớ hay môn đệ không muốn hay không chịu bỏ mình đi thì, theo khách quan, tự hành động của họ, có nghĩa là tôi chẳng có gì là xấu mà phải bỏ đi. Nghĩa là tôi ngang hàng với Chúa Kitô. Vậy mà Chúa Kitô bỏ mình đi tại sao họ không bỏ mình đi chứ? Trong khi đó, cái "mình" của họ không bỏ đi thì chỉ có chết mà thôi. 

Bởi cái mình của họ đã bị rắn quỉ cắn, do họ bị nhiễm lây nguyên tội, với đầy mọi đam mê nhục dục tính mê nết xấu là mầm mống tội lỗi và chết chóc. Đó là lý do khi bị rắn độc cắn mà không chặt ngay phần thân thể bị độc ấy thì toàn thân con người sẽ bị thiệt mạng thế nào thì quả thực "ai giữ mạng sống mình sẽ mất sống như vậy", như chính Chúa Kitô đã cảnh báo trong bài Phúc Âm hôm nay.  

Bài Phúc Âm có hai phần bất khả phân ly hôm nay cũng tương ứng với hai Bài Đọc I và II trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay. Phần trên của bài Phúc Âm về một Chúa Kitô khổ nạn hợp với Bài Đọc I và phần dưới của Bài Phúc Âm về ơn gọi theo Chúa Kitô hợp với bài Đọc II. 

Phần trên của Bài Phúc Âm về một Chúa Kitô khổ nạn hợp với Bài Đọc I. Đúng thế, lời "Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại" cũng đã được chính Thiên Chúa, qua môi miệng và cuộc đời cùng bản thân của Tiên Tri Giêrêmia, đã báo trước về Người như sau: "suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày". 

Phần dưới của Bài Phúc Âm về ơn gọi theo Chúa Kitô hợp với bài Đọc II. Thật vậy, "nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy"  mà Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đã xin Kitô hữu thuộc Giáo đoàn Rôma "hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Ðó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo". 

Trong hai đoạn của Bài Phúc Âm hôm nay, Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến đoạn thứ hai hơn đoạn thứ nhất, một đoạn thứ nhất được Giáo Hội nhắc lại hay trích lại từ Bài Phúc Âm tuần trước để làm nền cho đoạn Phúc Âm thứ hai hôm nay. Đó là lý do Bài Đáp Ca hôm nay thường theo chiều hướng của Bài Đọc I nhưng ở đây lại hợp với Bài Đọc II hơn, nghĩa là không gắn liền với một Chúa Kitô khổ giá mà là với một người môn đệ gắn bó theo Thày của mình: "Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa" (Câu Họa). 

Thực tế sống đạo cho thấy, chỉ có những người môn đệ trung thực của Chúa Kitô, biết "từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy", ở chỗnhư Chúa Kitô "hiến thân làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa", họ mới có được tâm tình siêu thoát của Thánh Vịnh gia trong câu xướng thứ nhất của Bài Đáp Ca hôm nay:"1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!" 

"Thể xác con mong đợi Chúa con" đây là gì, nếu không phải là những gì liên quan đến "của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa", một "thể xác" sẵn sàng hiến tế như một "của lễ" theo Thánh ý Chúa như Chúa Kitô khổ nạn vậy.  

Tuy nhiên, để làm những gì đẹp lòng Chúa, con người cần phải biết Ngài muốn gì nơi mình để mà mau mắn hưởng ứng và đáp ứng một cách trọn vẹn. Muốn được thế, Thánh Tông Đồ Phaolô đã khôn ngoan khuyên dạy một nguyên tắc rất chính thực và quan trọng như ngài đề cập tới ở Bài Đọc 2 hôm nay đó là: "Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo". 

Nhờ đó mà chỉ có tâm hồn nàobiết "thao thức chạy kiếm Ngài", biết "khát khao Chúa của con", ở chỗ "canh tân lòng trí để biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo", mới thực sự có được một cảm nghiệm thần linh tuyệt vời như Thánh Vịnh gia ở câu xướng thứ 2 của Bài Đáp Ca hôm nay: 2) "Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài (dường như ám chỉ Chúa Kitô tử giá là "thiên nhan" thương xót trên Thánh Giá / "thánh đài"), để nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa (dường như ám chỉ Chúa Kitô phục sinh đầy "quyền năng và vinh quang"). Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài". Như thế, câu Thánh Vịnh hay câu xướng thứ 2 của bài Đáp Cahôm nayđã được ứng nghiệm nơi lời Chúa Kitô nói ở đoạn đầu Bài Phúc Âm hôm nay: "Người sẽ ... bị giết và ngày thứ ba thì sống lại". 

Một khi đã có được một cảm nghiệm thần linh về Chúa Kitô Vượt Qua như thế thì người môn đệ đích thực của Chúa Kitô được hiệp nhất nên một với Người, chẳng những có uy thế để chuyển cầu cho phần rỗi của anh chị em mình: "con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa" (Câu Đáp Ca Xướng 3)mà cònđược nếm hưởng những tâm tình nhân hậu của chính Chúa Kitô: "được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương" (Câu Đáp Ca Xướng 3), và chính bản thân cùng cuộc đời tín thác của họ còn "được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài": "Linh hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con" (Câu Xướng Đáp Ca 4).